Chuyện mũi hư sau phẫu thuật là điều không ai mong muốn. Bỏ thời gian, bỏ tiền bạc và cả sự kì vọng…chẳng ai muốn đổi lại là một chiếc mũi không được như ý.
Nhận biết về nguy cơ trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi sẽ giúp bạn và bác sĩ hạn chế được tối đa những nguyên nhân gây ra đồng thời giảm tác hại xấu do biến chứng. Lắng nghe những chia sẻ của chuyên gia thẩm mỹ mũi về các biến chứng thường gặp sau nâng mũi:
1. Mũi lệch vẹo
Sống mũi bị lệch vẹo một bên trông rất xấu. Theo tướng số thì người có mũi lệch thường gặp chuyện xui. Đôi khi làm ảnh hưởng đến chức năng của mũi gây nghẹt mũi.
Nguyên nhân thường do trong quá trình mổ, miếng sụn không được bác sĩ đặt vào đúng chỗ và không bám chắc vào xương hoặc do người bệnh sờ nắn, va chạm mạnh vào mũi sau phẫu thuật. Do đó nên hạn chế tối đa sờ nắn, va chạm mạnh vào mũi sau phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Đôi khi mũi vẹo lệch do cấu tạo mũi của khách hàng không cân xứng mà trước khi nâng mũi bác sĩ không khám kỹ hoặc thiếu kinh nghiêm nên không nhìn thấy
2. Nhiễm trùng
Bất kỳ hình thức mổ thẩm mỹ nào cũng đều có nguy cơ nhiễm trùng và hoại tử các mô. Đặc biệt các cuộc mổ có độn sụn nhân tạo (như nâng mũi sụn nhân tạo) có tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn nhiều so với nâng mũi bằng sụn tự thân.
Các triệu chứng phát hiện nhiễm trùng như sưng đau, đỏ, tiết dịch mủ vết mổ, thậm chí có thể bị sốt. Nếu nhiễm trùng không phát hiện và không xử trí đúng sẽ dẫn đến hoại tử đầu mũi, thủng da đầu mũi.
Nguyên nhân thường do mổ trong điều kiện không đảm bảo vô trùng hoặc do người bệnh không biết cách chăm sóc và bảo vệ tốt sau mổ.
3. Đỏ bóng và hoại tử mô, thủng đầu mũi
Khi sụn nhân tạo (silicone) được đưa vào quá dài hoặc quá cao so với sống mũi hoặc da quá mỏng cũng khiến đầu mũi bị căng đỏ bóng và sau đó thủng da đầu mũi.
Nếu mổ thẩm mỹ bằng sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn vành tai, sụn sườn) thì hầu như không có biến chứng này.
Thủng da đầu mũi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của mũi, thường gây nghẹt mũi. Trong trường hợp đó, sụn nhân tạo cần phải được lấy ra càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng những cơ quan xung quanh. Sống mũi sẽ được mổ thẩm mỹ lại theo kỹ thuật nâng mũi cấu trúc bằng sụn tự thân sau đó, tốt nhất sau 3-6 tháng.
4. Mỏng da và lộ sống mũi
Khi mổ nâng mũi bằng sụn nhân tạo (tại Việt Nam các bác sĩ thường sử dụng silicone), thường cho kết quả rất đẹp, nhưng vài năm sau hơn 50% trường hợp có tình trạng lộ sống: da mũi mỏng, bóng và ôm sát sụn mũi khiến người đối diện dễ dàng nhận biết. Để khắc phục nhược điểm này, đối với người có da mũi mỏng các bác sĩ thường mổ với kỹ thuật nâng mũi bằng sụn nhân tạo có bọc cân cơ (Cân cơ tự thân: cân cơ thái dương, cân cơ đùi… hoặc cân cơ nhân tạo như Megaderm…).
5. Chảy máu và tụ máu
Bất cứ cuộc mổ nào cũng có khả năng bị chảy máu hoặc tụ máu bầm sau mổ. Khi mổ bác sĩ thực hiện thao tác nhẹ nhàng để hạn chế biến chứng này. Khi có tụ máu bác sĩ sẽ cho bạn uống một số thuốc để tan máu bầm sau 5-7 ngày. Đây là biến chứng nhẹ nhàng nhất nên không lo lắng nhiều.
6. Sẹo co rút hoặc sẹo lõm
Đây là biến chứng rất nặng trong mổ nâng mũi. Thường với các biến chứng này nếu có mổ tạo hình lại thì cũng không đạt dược kết quả mỹ mãn 100% như mong muốn vì mô sẹo co rút không còn đàn hồi như mô lành bình thường hoặc quá trình viêm nhiễm, hoại tử nên mô mũi đã tiêu mất 1 phần mà khó tái tạo như cũ được…
Êkip bs Dr. Nose trong 1 ca mổ thẩm mỹ mũi do biến chứng sau nâng mũi ở nơi khác.
Để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra, khách hàng nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ mũi có giấy phép rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền cấp; có trang thiết bị và dụng cụ mổ hiện đại đáp ứng tiêu chuẩn vô trùng tuyệt đối đồng thời đội ngũ bs có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm cũng như bằng cấp chuyên môn sâu về thẩm mỹ mũi. Tỉ lệ biến chứng trong thẩm mỹ mũi xảy ra thấp tuy nhiên khi có biến chứng phần lớn gây ra kết quả xấu mà việc mổ chỉnh hình lại rất khó khăn, do đó đối với các bác sĩ có chuyên môn sâu. Khi có biến chứng, cũng dễ dàng xử trí để cho kết quả tốt hơn.
Copyright © 2015 - Dr. Nose - All Rights Reserved | Designed by VNETWORK