Tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hư do mổ nâng mũi trước đó thất bại
Mũi hư sau phẫu thuật là tình trạng dáng mũi không có kết quả như mong muốn của khách hàng đôi khi lẫn dự kiến của bs.
I. Nguyên nhân gây mũi hư sau nâng mũi
Là phẫu thuật đơn giản nhưng nâng mũi lại mang đến sự “thăng hạng nhan sắc” ấn tượng. Bởi mũi nằm ở giữa mặt quyết định đến hơn 60% vẻ đẹp khuôn mặt bạn
Tuy nhiên trong phẫu thuật thẩm mỹ luôn có một tỉ lệ rủi ro nhất định. Vì vậy nâng mũi ở địa chỉ càng uy tín thì càng giảm thiểu những sai số, đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ.
Mũi hư sau phẫu thuật đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể đến từ phía bác sĩ lẫn khách hàng hay yếu tố môi trường…
II. Các trường hợp mũi hư sau nâng mũi
Để sở hữu dáng mũi “đẹp bền vững”mọi người nên lưu ý lựa chọn một địa chỉ uy tín đảm bảo các yếu tố về tay nghề bác sĩ, quy trình nâng mũi chuẩn Y khoa và chăm sóc hậu phẫu hiệu quả.
Khi thấy mũi có những dấu hiệu bất thường nên tái khám ngay để có ngay phương án xử lý phù hợp.
III. Tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hư như thế nào?
Mũi hư sau nâng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt mà còn tác động đến tâm lý của khách hàng.
Có rất nhiều khách hàng kì vọng vào việc sửa mũi hư sau phẫu thuật đẹp như mũi nâng mới. Thực tế thì kết quả sửa mũi hư chỉ ở mức “cải thiện”.
Tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà mức độ cải thiện khuyết điểm sẽ khác nhau, có thể là 90%, 80% hoặc chỉ 60%…
Với các trường hợp mũi biến chứng nhẹ như lệch sống, lộ sống…dáng mũi sau phẫu thuật có thể đẹp gần như mũi mới. Tuy nhiên với mũi hư nặng như co rút ngắn hếch…mức độ cải thiện sẽ chỉ đạt khoảng ít hơn
Ngoài ra kết quả sửa mũi hư còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của từng bác sĩ.
Tâm lý của khách hàng ai cũng muốn có một dáng mũi hoàn hảo. Tuy nhiên đối với tái phẫu thuật mũi hư khách hàng nên tư vấn thật kĩ với bác sĩ cũng như chuẩn bị tâm lý thật tốt.
IV. Phương pháp tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hư
Kỹ thuật sửa mũi hư sau phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao. Do đó, tay nghề và kinh nghiệm chuyên môn bác sĩ là vô cùng quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chỉnh sửa mũi hư khác nhau. Tuy nhiên tùy vào tình trạng mũi cụ thể mà bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp phù hợp.
Phương Pháp 01
Nguyên Nhân
Đặt vật độn sai vị trí gây ra lệch mũi
Kích thước vật độn không chĩnh khác
Phương pháp tái phẫu thuật
Loại bỏ vật độn đã cấy ghép trước đó, định hình lại cho phù hợp với dáng mũi của bệnh nhân.
Vùng chèn vật độn cũng được điều chỉnh lại mới có thể cố định chính xác được
Phương Pháp 02
Nguyên Nhân
Vật độn không được cố định đúng cách giữa xương và màng xương
Màng xương bị tổn thương từ lần phẫu thuật trước, nên vật động không dc cố định chắc chắn
Phương pháp tái phẫu thuật
Đặt lại vật độn ở nơi thích hợp và cố định(bên dưới màng xương) để ngăn chặn vật độn di chuyển
Phương Pháp 03
Nguyên Nhân
Vật độn sống mũi quá cao
Nâng đầu mũi bằng silicon
Da mũi quá mỏng/quá căng
Phương pháp tái phẫu thuật
Loại bỏ vật độn trên đầu mũi, tạo hình lại và nâng lên bằng cách sử dụng các mô tự thân như sụn, hạ bì, vv...
Phương Pháp 04
Nguyên Nhân
Các mô da bọc quanh silicon bị cứng và căng
Viêm/nhiễm trùng không được điều trị
Phương pháp tái phẫu thuật
Có thể cải thiện cấu trúc bằng cách sử dụng sụn vách ngăn hoặc sụn sườn hiến tặng. Loại bỏ các mô sẹo trước khi tạo hình lại đầu mũi thành hình dạng và kích thước ban đầu. Dùng sụn sườn tự thân hoặc sườn hiến tặng để nâng cao đầu mũi.
Phương Pháp 05
Nguyên Nhân
Sử dụng vật độn quá cao, mà không xem xét đến sự cân đối của các đặc điểm khác trên tổng thể khuôn mặt
Phương pháp tái phẫu thuật
Loại bỏ vật độn đã được cấy ghép trước đó, thay bằng vật độn khác có kích thước phù hợp với bệnh nhân. Trong trường hợp bệnh nhân có sống mũi đủ cao thì không cần thêm nữa. Tạo hình sống mũi thon gọn giúp cho dáng mũi tự nhiên
Phương Pháp 06
Nguyên Nhân
Sử dụng vật độn silicon quá hẹp
Nhìn thấy hình silicon do da mỏng
Phương pháp tái phẫu thuật
Trong trường hợp vật độn quá hẹp, phải loại bỏ và thay bằng vật độn có kích thước phù hợp với bệnh nhân. Chiều rộng lí tưởng của vật độn là 10mmmm đối với nữ và 13mm đối với nam. Trong trường hợp vật độn bị nhìn thấy do da mỏng, phải dùng hạ bì tự thân để bọc silicon trước khi nâng cao mũi lại.
Phương Pháp 07
Nguyên Nhân
Không xem xét đến độ vững chắc và cấu trúc trụ đỡ của đầu mũi mũi khi làm phẫu thuật lần đầu khiến cho sụn đầu mũi sụp xuống theo thời gian
Phương pháp tái phẫu thuật
Đầu mũi được nâng và củng cố bằng sụn vách ngăn
V. Thời điểm tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hư
Ít nhất là 6 tháng sau lần phẫu thuật trước
Nên chờ cho đến khi các mô da hồi phục
Quyết định phẫu thuật vội vàng có thể gây ra nhiều vấn đề hơn, nên thực hiện tái phẫu thuật mũi bởi một bác sĩ giàu kinh nghiệm
VI. Quy trình tái phẫu thuật chỉnh sửa mũi hư tại Dr. Nose
Chi phí sửa mũi hỏng thường sẽ cao hơn so với chi phí nâng mũi lần đầu. Mức giá cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng mũi của khách hàng, phương pháp chỉnh sửa cũng như ở từng cơ sở khác nhau.
Là một kĩ thuật khó, phức tạp và đòi hỏi yếu tố chuyên môn cao nên phẫu thuật sửa mũi hỏng phải được thực hiện bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi tay nghề. Do đó trước khi tái phẫu thuật bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kĩ càng.
Copyright © 2015 - Dr. Nose - All Rights Reserved | Designed by VNETWORK